Khi máy lạnh nhà bạn hoạt động yếu, kém lạnh là dấu hiệu chứng tỏ cần phải được bổ sung gas ngay, nếu không sẽ dẫn đến các hỏng hóc nặng hơn. Sau đây, các chuyên gia của trung tâm vệ sinh máy lạnh quận 3 sẽ hướng dẫn bạn cách nạp gas cho máy lạnh an toàn, đúng tiêu chuẩn tại nhà giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nạp gas.
- Máy lạnh bị bám tuyết – Nguyên nhân và cách xử lý
- Những điều cần nên nhớ khi vệ sinh máy lạnh tại nhà
- Biện pháp xử lý máy lạnh bị kêu to gây ồn
Xem thêm: Quy trình bảo dưỡng máy lạnh Panasonic tại nhà đúng chuẩn
1) Chuẩn bị
Mua 1 bơm chân không.
Mua bộ van nạp gas máy lạnh.
Ngoài ra, bạn cần có thêm VOM, ampe kìm…
a) Đối với máy mới mua
– Thử kín.
– Hút chân không.
– Nạp gas( nên nạp theo phương pháp dùng xi lanh nạp gas).
b) Đối với máy cũ
Nếu máy cũ thì bạn tiến hành rút kiệt gas lạnh trong máy điều hòa rồi thưc hiện lại các bước trên. Nếu cẩn thận thì thực hiện đầy đủ cả 3 bước nếu không thì bước 2,3 thôi.
2) Lựa chọn gas cần nạp
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại gas phổ biến nhất đang được sử dụng cho máy lạnh chính là loại R410, R22 và R32.
a) Đối với loại gas R22:
Đây là loại gas thường được sử dụng do có giá thành rẻ cũng như quy trình nạp gas khá đơn giản, không cần đòi hỏi nhiều về kỹ thuật cũng như thiết bị khi nạp gas. Đặc điểm của loại gas R22 là có khả năng dung nạp thêm tạp chất, nên khi thợ nạp gas chỉ cần đo được lượng gas cần nạp và có thể tiến hành nạp bổ sung mà không cần phải xả bỏ hết phần gas còn tồn đọng trong máy. Tuy nhiên, loại gas này làm lạnh tương đối kém cũng như nó gây hại đến tầng Ozon.
b) Đối với gas R32:
Đây là loại gas mới vừa được sử dụng trong năm 2014 trên các mẫu máy lạnh cao cấp. Loại gas này cũng tương tự loại gas R410 khi nạp là phải yêu cầu thợ kỹ thuật phải có tay nghề cao cũng như thiết bị chuyên dụng. Đặc điểm của loại gas này là khả năng làm lạnh cực mạnh và ổn định (hơn 1,6 lần- R410A, hơn 6,1 lần R22) từ đó giúp máy lạnh nhà bạn tiết kiệm điện năng đáng kể.
c) Đối với loại gas R410:
Thì đây là loại gas có giá tầm trung, nó có quy trình nạp tương đối phức tạp, yêu cầu tay nghề thợ nạp gas phải cao cũng như phải sử dụng đầy đủ các thiết bị chuyên dụng. Khi nạp gas R410, người thợ phải thay mới hoàn toàn cho dù bên trong hình có còn cặn gas cũ. Ưu điểm của loại gas này là có khả năng tạo được độ lạnh sâu cũng như tiết kiệm điện.
3) Cách tính lượng ga nạp thêm cho máy lạnh
Cách tính như sau : D 6.4 (m) *0.022+D 9.5 (m) *0.059+D 12.7 (m) *0.12+D 15.9 (m) *0.18+D 19.1 (m) *0.26 +D 22.2 (m) *0.37
Lượng ga nạp thêm chỉ tính cho đường ống đi (lỏng ).Áp dụng cho trường hợp lắp mới .Trong trường hợp đã sử dụng nhưng nếu kết nối thêm dàn lạnh hoặc bị xì ga thì ngoài lượng ga nạp thêm cần tra catalogue để có thêm lượng ga nạp riêng cho máy nén.(chú ý lượng ga nạp cho máy nén rất nhiều ) .
4) Quy trình nạp gas cho máy lạnh
a) Phương pháp nạp Gas dựa vào sự hoạt động của máy nén:
Chuẩn bị một cái cân để cân trọng lượng Gas trước và sau khi nạp của bình Gas.
Đóng, mở van để công chất sau khi máy nén chạy công chất tuần hoàn về lại bầu ngưng mà không qua giàn bay hơi “giàn làm lạnh”.
Nối một đầu rắc co đường ống nạp của bình Gas vào đường nạp máy nén nhưng không vặn chặt.
Cho máy nén chạy và mở van bình Gas, khi thấy khí Gas thoát ra cổ rắc co thì khóa chặt đầu rắc co để tránh hiện tượng khí lọt vào bầu ngưng. Sau đó mở van nạp của máy nén để máy nén tự nạp vào. Chỉ nạp công chất lõng ở mức cho phép 2/3 bầu ngưng, không được nạp quá nhiều.
b) Phương pháp nạp Gas khi máy nén không hoạt động đựợc:
Khóa hết tất cả các van ra từ bầu ngưng công chất lạnh.
Sử dụng một máy nén rời để hút chân không, máy hút chân không này đơn giản chỉ cần một cái “Lốc” của một cái tủ lạnh gia đình.
Nối một đầu rắc co của máy hút chân không vào đường xả e của máy nén lạnh.
Bình Gas cũng được bố trí lên cân và làm như trên, chú ý xả e trước khi đưa vào máy nén lanh.
Sau đó cho máy hút chân không chạy và theo dõi mức công chất thông qua kính quan sát trên bầu ngưng.
Kiểm tra bình Gas có hao và mức công chất ở kính quan sát bầu ngưng có thay đổi hay không.