Thông thường, khi chọn mua máy lạnh mới đa phần mọi người đều tin vào lời của người bán mà ít ai quan tâm đến bên trong máy lạnh của mình như thế nào, đến khi mua về thì máy lạnh lại hoạt động yếu, thường xuyên bị hỏng hóc làm bạn tốn nhiều thời gian và chi phí sửa chữa. Hôm nay, trung tâm vệ sinh máy lạnh quận 3 sẽ hướng dẫn cách kiểm tra máy lạnh trước khi mua để giúp bạn chọn lựa được chiếc máy lạnh ưng ý, bền lâu cho gia đình mình.
- Những mẹo nhỏ tiết kiệm điện khi sử dụng máy lạnh
- Quy trình bảo dưỡng máy lạnh Panasonic tại nhà đúng chuẩn
- Những điều cần lưu ý trong quá trình lắp đặt máy lạnh
Xem thêm: Chọn mua máy lạnh cần chú ý những gì?
1) Kiểm tra các tính năng
Máy lạnh tiết kiệm điện sử dụng công nghệ inverter, bạn cần kiểm tra xem khả năng tiết kiệm được bao nhiêu phần trăm điện năng so với máy lạnh thông thường.
Tính năng tự khởi động lại sau khi mất điện rất cần thiết. Khi gặp sự cố mất điện, máy sẽ tự động vận hành lại chế độ trước đó mà không gây hại cho máy.
Hệ thống vận hành êm ái để không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chế độ ngủ và hẹn giờ của máy hoạt động như thế nào, có làm quá lạnh hoặc quá nóng hay không. Tìm hiểu các công nghệ hiện đại được tích hợp trong máy như diệt khuẩn, khử mùi, tạo phân tử bạc…
Luồng gió lạnh có được thổi đều và ổn định không.
2) Kiểm tra phần cứng
a) Dây đai
Nếu dây đai xuất hiện một trong các dấu hiệu (nứt, mòn, chai cứng) thì có cần phải được thay thế. Dây đai rung ở chế độ A/C bật khi động cơ làm việc, thì đai cần được căng thêm hoặc cơ cấu tăng đai đã hỏng.
b) Vỏ bên ngoài
Kiểm tra toàn bộ bề mặt máy lạnh xem có bị trày xước, lớp sơn, nhãn mác có nguyên vẹn không. Bạn không nên mua những sản phẩm có vết trày xước, hoặc có tem, nhãn không rõ ràng.
c) Dàn nóng, dàn lạnh
Dàn nóng, dàn lạnh phải đảm bảo hoạt động tốt, không bị rò rỉ, không bị đọng nước, đóng tuyết. Bề mặt dàn nóng lạnh và hai lá nhôm của cục lạnh phải nguyên vẹn, không bị lủng, rỉ sét.
d) Giá đỡ các phần tử A/C
Hãy kiểm tra xem giá đỡ các phần tử A/C có chắc chăn không, chúng có lỏng lẻo không. Nắp bảo vệ có còn trên cổng bảo dưỡng, chi tiết này dùng để chắn bụi bẩn cho đệm chặn và môi chất làm mát.
e) Ống dẫn gas máy lạnh
Trên thị trường hiện nay, 2 loại ống dẫn gas được sử dụng phổ biến là ống có nhập từ Thái Lan và ống nhập từ Trung Quốc. Ống dẫn gas của Thái Lan được làm từ đồng nguyên chất nên độ bền cơ học cao, dẫn gas lạnh nhanh và giữ hơi lạnh ổn định giúp tăng hiệu quả làm lạnh. Ống dẫn gas xuất xứ Trung Quốc tuy rẻ hơn nhưng chất liệu sản xuất có nhiều tạp chất dễ bị xì lỗ mọt trong quá trình vận chuyển và hoạt động.
Ống dẫn gas máy lạnh là một bộ phận quan trọng và thiết yếu ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy. Ống đồng còn tốt phải có màu đồng hoặc nâu đồng.
Để hệ thống làm việc ổn định thì toàn bộ hệ thống đường ống cần phải kín khít tuyệt đối. Đường ống ở thường khiến môi chất thoát ra ngoài, các vị trí rò rỉ thường bắt bụi và có dầu bám.
Quá trình trao đổi nhiệt diễn ra hiệu quả thì dàn nóng cần thoáng sạch, không khí lưu thông dễ dàng. Lá cây, rơm dạ mắc vào thường khiến lượng khí lưu thông giảm, kéo theo giảm khả năng làm mát.
f) Các thiết bị kèm theo
Kiểm tra remote máy lạnh hoạt động ổn định, nhạy. Các nút bấm êm, chữ số rõ ràng, dễ sử dụng và không có vết nứt hay trày xước trên remote.
3) Kiểm tra máy nén
Mở máy, bật công tắc A/C, kiểm tra ly hợp máy nén có đóng không. Nếu nó không đóng, máy nén không làm việc. Đây là dấu hiệu cho thấy điều hòa thiếu ga hoặc gặp sự cố về điện. Nếu ly hợp đóng nhưng xuất hiện tiếng va đập hoặc âm thanh theo chu kỳ, vấn đề này không đơn giản, bạn sẽ cần tới sự trợ giúp của chuyên gia sua may lanh cac quan chuyên nghiệp đến để giúp đỡ.
Máy nén làm việc nhưng không tạo gió lạnh hoặc độ lạnh không sâu, hãy sử dụng đồng hồ đo áp suất kiểm tra lượng khí ga trong hệ thống, rất nhiều trường hợp nguyên nhân là do thiếu hụt môi chất tải nhiệt. Giá trị bình thường với nhánh áp suất thấp khoảng 25 – 40 psi, nhánh áp suất cao từ 200 – 225 psi (R12), hoặc 225 – 250 psi (R134a).